KẾ THỪA TRUYỀN THỐNG 50 NĂM PHÁT TRIỂN, CBCNVC VÀ NLĐ VIỆN KHOA HỌC AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG ĐOÀN KẾT, NỖ LỰC, ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO THỰC HIỆN THÀNH CÔNG
CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2022
TS.Nguyễn Anh Thơ
Quyền Viện trưởng, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động
Những kết quả chính của năm 2021
Năm 2021, là năm Viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động kỷ niệm 50 thành lập, kế thừa truyền thống mà các thế hệ cán bộ lãnh đạo cũng như đội ngũ cán bộ khoa học của Viện trong việc thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ do Nhà nước và TLĐLĐVN giao phó, tiếp tục triển khai thực hiện theo đề án kiện toàn tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập theo quyết định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các chức năng, nhiệm vụ của Viện do Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 17/ 2017/QĐ-TTg ngày 29/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ. Với đội ngũ cán bộ viên chức và người lao động của Viện hiện nay, gồm 205 viên chức (14 tiến sỹ khoa học, tiến sỹ; 44 thạc sỹ và 98 người có trình độ đại học) và hàng chục lao động. Trong năm 2021, Viện đã triển khai theo đúng nội dung và tiến độ 24 đề tài cấp TLĐ, gồm: 03 đề tài thuộc chương trình phối hợp giữa bộ KHCN và TLĐ, 07 đề tài thuộc chương trình trọng điểm của TLĐ và 14 đề tài cấp TLĐ; Tổ chức thành công nhiều Hội nghị, hội thảo quốc gia, tham gia nhiều hội nghị quốc tế về ATVSLĐ, BVMT, trong đó có Hội nghị Quốc gia về “Khoa học về an toàn, vệ sinh lao động: Thách thức và cơ hội phát triển”.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đất nước, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp, người lao động và đoàn viên công đoàn, Viện đã triển khai kịp thời các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tác động của Đại dịch COVID-19 đến vấn đề ATVSLĐ, sức khỏe người lao động trong các ngành, lĩnh vực sản xuất và ảnh hưởng đến người lao động, đoàn viên công đoàn, gồm: “Nghiên cứu thực trạng áp dụng các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng tham gia phòng chống dịch bị mắc COVID-19 tại nơi làm việc và khi làm nhiệm vụ để làm cơ sở kiến nghị chỉnh sửa, bổ sung các văn bản hiện hành.”; đề xuất các giải pháp về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp huấn luyện ATVSLĐ từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN được Đoàn Chủ tịch TLĐ ghi nhận, đề xuất với Chính phủ và các Bộ, ngành.
Kết thúc năm 2021, mặc dù có rất nhiều khó khăn chung và đặc thù của lĩnh vực ATVSLĐ và BVMT, tuy vậy Viện cũng đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và còn chủ động đề xuất và triển khai nhiệm nhiều vụ khoa học công nghệ mới phục vụ quản lý nhà nước về ATVSLĐ trong bối cảnh đại dịch để thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát dịch COVID-19.
Quyền Viện trưởng TS. Nguyễn Anh Thơ phát biểu tại Hội nghị Cán bộ, Viên chức và Lao động Viện KH AT&VSLĐ
Những thuận lợi, cơ hội, thách thức trong năm mới 2022
Hiện tại, Viện đang có nhiều cơ hội, thuận lợi để phát triển, đồng thời đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Sau hơn 01 năm thực hiện, triển khai Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ Viện, các chỉ thị, nghị quyết, chương trình của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, cùng với sự quan tâm đầu tư của TLĐLĐVN, Bộ KHCN, Bộ TNMT, cơ sở vật chất, thiết bị nghiên cứu, đội ngũ cán bộ của Viện đã được củng cố, tăng cường. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, đã có những nhiệm vụ, đề xuất, sáng kiến táo bạo, sáng tạo, cụ thể trong sửa đổi chính sách, triển khai hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên công đoàn. Tuy vậy, các khó khăn, tồn tại do bối cảnh đất nước và thế giới, cũng như lĩnh vực ATVSLĐ, BVMT do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid19 vẫn rất lớn.
Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025. Trong bối cảnh dịch Covid-19 có thể diễn biến phức tạp hơn và sức chống chịu của người dân, doanh nghiệp giảm sút, năm nay cần tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế. "Năm 2022 còn nhiều thách thức, khó lường, sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân giảm sút, nếu không kiểm soát dịch bệnh cơ bản, sẽ tác động đến phục hồi, tăng trưởng, rủi ro lạm phát... đòi hỏi sự nỗ lực của toàn hệ thống chính trị, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ", (Trích phát biểu của Lãnh đạo CP tại Hội nghị triển khai công tác năm 2022).
Nghị quyết 01/2022/NQ-CP của Chính phủ với loạt giải pháp phát triển, phục hồi kinh tế xã hội và dự toán ngân sách năm 2022 vừa được Chính phủ ban hành đặt mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2022 phấn đấu đạt 6-6,5%, Chính phủ nhận định sẽ tiếp tục phải ứng phó dịch bệnh trong khi sức chống chịu của doanh nghiệp, người dân giảm sút. Tăng trưởng và phục hồi kinh tế phụ thuộc vào hiệu quả kiểm soát dịch bệnh. Vì thế, Việt Nam sẽ tiếp tục chủ trương "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", vừa phục hồi, phát triển kinh tế xã hội và tập trung tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh.
Nghị quyết 02-NQ/TW ra đời đặt lên vai tổ chức Công đoàn Việt Nam một trọng trách to lớn là nâng cao hiệu quả đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động, vì việc làm bền vững, đời sống ngày càng cao. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, tinh thần yêu nước, hiểu biết pháp luật, trách nhiệm cao, tay nghề giỏi, góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh.
- Nghị Quyết số 46/NQ-BCT của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới cũng đã nêu rõ: “Kịp thời dự báo và có biện pháp ngăn ngừa để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ do thay đổi lối sống, môi trường và điều kiện lao động trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá….. Đẩy mạnh phòng chống các bệnh nghề nghiệp”. Năm 2013, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW về “Đẩy mạnh công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”. Trong đó nêu rõ, phải Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn lao động, vệ sinh lao động, với một nội dung cụ thể là Hoàn thiện hệ thống pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với các quy định, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Luật An toàn, vệ sinh lao động được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ IX, tháng 6 năm 2015, đã quy định rõ quyền, nghĩa vụ về đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động của người sử dụng lao động và người lao động, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; yêu cầu thiết lập hệ thống kiểm soát rủi ro trong lao động, dựa trên nguyên tắc phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Quyết định số 681/QĐ-TTg năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ xác định lộ trình giảm tần suất tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đến năm 2025 và 2030, lần lượt là 5% cho số vụ và 4,5 cho số người chết và số người bị thương tích nặng. Với thực trạng và mục tiêu như trên, Việt Nam sẽ đối mặt nhiều thách thức trong việc bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho người lao động.
Đặc biệt, Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành TLĐLĐVN Khóa XII đã ra Nghị Quyết về đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ nhiệm vụ của tổ chức công đoàn trong tình hình mới, trong đó yêu cầu hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước về thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển giao ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ; dự thảo Nghị quyết cũng có nội dung.
Phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm
Với những thuận lợi, thách thức cũng như các cơ hội, những khó khăn đan xem, phương hướng chung của Viện trong năm 2022, gồm hoàn thiện mô hình tổ chức, đổi mới phương thức hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ có tư duy đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, kỷ cương, quyết tâm xây dựng Viện vững mạnh, phát triển; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, triệt để các định hướng, chiến lược, quan điểm tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, các quan điểm chỉ đạo, nghị quyết, chỉ thị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam trong mọi hoạt động của Viện, nhằm thực hiện triệt để cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm; tiếp tục kiện toàn tổ chức, sắp xếp bố trí nhân lực phù hợp, xây dựng kế hoạch nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ khoa học, nhất là với đối tượng cán bộ trẻ.
Tiếp tục duy trì việc đổi mới phương thức lãnh đạo quản lý hoạt động KH&CN của Viện; đổi mới công tác quản lý tài chính, quản lý hành chính; Xây dựng các quy chế quản lý nhân lực, tài chính, quản lý KH&CN phù hợp với yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ của Viện; hoàn thành việc xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển Viện và chiến lược, chương trình quốc gia nghiên cứu KH&CN trong lĩnh vực ATVSLĐ trung hạn và dài hạn; Khuyến khích toàn thể CBVC của Viện chủ động trong việc đề xuất các giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo, quản lý, phương thức tìm kiếm công việc nhằm cải thiện thu nhập cho CBVC&LĐ.
Nội dung trọng tâm về chuyên môn
Triển khai xây dựng Chương trình quốc gia về Khoa học công nghệ An toàn và vệ sinh lao động giai đoạn 2023-2028; đề xuất các chương trình, nhiệm vụ về đánh giá gánh nặng nghề nghiệp, môi trường lao động xây dựng Danh mục nghề NNĐHNH; nhiệm vụ quản lý rủi ro nghề nghiệp, môi trường bằng nền tảng số; Tiếp tục thực hiện 15 đề tài KH&CN chuyển tiếp năm 2022 đúng tiến độ bảo đảm khối lượng và chất lượng; Dự kiến triển khai thực hiện 6 đề tài KH&CN mở mới năm 2022 (bao gồm các đề tài cấp TLĐ);
Thực hiện quản lý, đánh giá nghiệm thu đúng tiến độ, đúng trình tự thủ tục các đề tài KH&CN chuyển tiếp từ 2021, đề tài KH&CN mở mới 2022 và các nhiệm vụ phải hoàn thành trong năm 2022. Tổ chức thực hiện kế hoạch KH&CN năm 2022 đảm bảo chất lượng, đúng quy định; tiếp tục triển khai kịp thời các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tác động của Đại dịch COVID-19 đến vấn đề ATVSLĐ, sức khỏe người lao động trong các ngành, lĩnh vực sản xuất và ảnh hưởng đến người lao động, đoàn viên công đoàn; tham mưu đề xuất các giải pháp về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp huấn luyện ATVSLĐ từ Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN, đề xuất với Chính phủ và các Bộ, ngành;
Phối hợp với Tập đoàn điện lực Việt Nam triển khai Đề tài áp dụng Hệ thống quản lý ATVSLĐ theo ISO 450001 và Xây dựng văn hóa an toàn trong EVN; đề xuất các nhiệm vụ, đề tài cấp quốc gia, cấp TLĐ về quản lý môi trường lao động, công nghệ Robotic, công nghệ sinh học; triển khai các ứng dụng khoa học, công nghệ từ các kết quả nghiên cứu đến doanh nghiệp và người lao động, trước tiên là kết quả đề tài về bữa ăn ca của lao động dệt may; các kết quả nghiên cứu khác phải được tập hợp, xuất bản thành các hướng dẫn, tài liệu, quy trình…
Tiến sỹ Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động (bên phải) trình bày chuyên đề "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam và Văn hóa an toàn trong EVN theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng" tại Hội nghị.
Ảnh: Ngọc Tuấn
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động triển khai ứng dụng, phát triển KHCN về an toàn lao động, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường; các dịch vụ KHKT về: quan trắc tác động môi trường, kiểm định đánh giá an toàn, vệ sinh lao động, đánh giá điều kiện lao động, khám sức khỏe nghề nghiệp,…Triển khai nền tảng “Phòng Y tế từ xa” đến các doanh nghiệp, người lao động, đoàn viên công đoàn;
Các cán bộ trẻ của Viện năng động, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học
- Triển khai xây dựng năng lực cung ứng dịch vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp, trị liệu; huấn luyện ATVSLĐ bằng công nghệ ảo VR;
Về Hợp tác quốc tế, duy trì và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhằm tăng cường giao lưu quốc tế, trao đổi kinh nghiệm và phối hợp trong hoạt động nghiên cứu KH&CN, thông tin khoa học, công bố quốc tế về ATVSLĐ-SKNN và BVMT; thúc thỏa thuận hợp tác với Viện Nghiên cứu lao động toàn Nga, KOSHA, Hiệp hội đào tạo An toàn Hàn Quốc; đề xuất hợp tác với Viện NIOSH Hoa kỳ, các viện của Liên minh Châu Âu và Úc, các tập đoàn kinh tế mạnh của Hàn Quốc, Liên minh Châu Âu, Mỹ. Tăng cường tìm kiếm và mở rộng quan hệ mới với các Viện khoa học công nghệ trên thế giới và các nước khu vực ASEAN, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Về Tăng cường năng lực nghiên cứu cho các phòng thí nghiệm, Triển khai theo kế hoạch năm 2022 đối với Nhiệm vụ tăng cường trang thiết bị nâng cao tiềm lực nghiên cứu khoa học công nghệ của Viện khoa học An toàn và Vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 đã được Tổng Liên đoàn phê duyệt; Nhiệm vụ: “Tăng cường năng lực đánh giá diễn biến ô nhiễm, sức khỏe môi trường và điều kiện lao động của Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường lao động thuộc Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động giai đoạn 2022-2024”.
Công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên
- Đảng ủy Viện chỉ đạo chặt chẽ và toàn diện các công tác của Viện; chú trọng công tác phát triển Đảng đặc biệt chú trọng vào cán bộ viên chức trẻ, đối tượng thanh niên gương mẫu, nhiệt tình và có lý tưởng.
- Đẩy mạnh các hoạt động Công đoàn, Đoàn Thanh niên như các phong trào đổi mới, sáng tạo, phong trào đề xuất các đề tài, nhiệm vụ, sáng kiến trong các phong trào thi đua yêu nước, phong trào 01 triệu sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các hoạt động văn nghệ, thể thao, vệ sinh môi trường, xây dựng nơi làm việc: Xanh, Sạch, An toàn, Thân thiện, Hiện đại, Văn minh.
Các giải pháp triển khai nhiệm vụ năm 2022
- Đổi mới công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch, ngay từ đầu năm sẽ giao kinh phí, nhiệm vụ và có kế hoạch chi tiết, phân công rõ trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị, lãnh đạo phụ trách và tiến độ; Thực hiện việc sớm phê duyệt kế hoạch thu- chi, thực hiện có chất lượng công tác xét duyệt cho các đề tài KH&CN năm 2022 và các năm tiếp theo; Phân cấp mạnh mẻ cho các đơn vị tự chủ, nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy chế, hướng dẫn, tổ chức tự kiểm tra đánh giá công tác quản lý tài chính và sử dụng tài sản của Nhà nước và TLĐ giao;
- Có biện pháp cụ thể để cán bộ, nghiên cứu viên của viện tích cực, chủ động đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quản lý và triển khai, cũng như khai thác một cách có hiệu quả tư vấn của các chuyên gia đầu ngành lĩnh vực ATLĐ, VSLĐ và BVMT, có chương trình xây dựng kế hoạch trung hạn 2022-2025 và kế hoạch dài hạn đến năm 2030;
- Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, chuyển đổi số trong nghiên cứu, ứng dụng, triển khai dịch vụ; công tác tiếp thị, xây dựng thương hiệu, phối hợp trong nghiên cứu, cung ứng và tổ chức triển khai, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ ATVSLĐ, BVMT để phục vụ tốt hơn cho người lao động, doanh nghiệp và tăng doanh thu tiến tới tự chủ và chủ động trong hoạt động KH&CN của Viện. Đầu tư phát triển các sản phẩm KH&CN, gói dịch vụ kỹ thuật, giải pháp quản lý ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe và bảo vệ môi trường đáp ứng được yêu cầu của thị trường, tối hưu hóa nguồn lực, chi phí.
- Đầu tư có trọng tâm các trang thiết bị trong phòng thí nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư; đề xuất các dự án đầu tư trung hạn và dài hạn để đưa vào kế hoạch vốn của TLĐ và Nhà nước.
- Đẩy mạnh thu hút các nhà khoa học có trình độ, kinh nghiệm, các nhân sự có học lực giỏi, xuất sắc, đi đôi với việc đổi mới công tác đánh giá cám bộ, chất lượng công việc; động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cán bộ KH&CN trẻ của Viện tích cực học tập nâng cao trình độ đặc biệt là các cán bộ đang làm nghiên cứu sinh và các cán bộ đăng ký dự thi nghiên cứu sinh;
- Tăng cường hợp tác quốc tế với các đối tác truyền thống và các đối tác tiềm năng, tân dụng khả năng phối hợp với các nhà trường, viện nghiên cứu trong và ngoài nước để nâng cao năng lực triển khai các hoạt động của Viện.
- Bình Phước: Hơn 100 học viên tham gia tập huấn công tác an toàn, vệ sinh lao động năm 2024 (08.10.2024)
- Bến Tre làm tốt công tác An toàn lao động (29.03.2022)
- Phối hợp triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện và nghiên cứu chính sách cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế (15.03.2022)
- Phối hợp triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền, huấn luyện và nghiên cứu chính sách cho đoàn viên, người lao động ngành Y tế (15.03.2022)
- Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động và Liên đoàn Lao động tỉnh Thanh Hoá ký kết chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2022-2025. (15.03.2022)
- Chương trình Quốc gia an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 và nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ (28.02.2022)
- Mô hình phát triển dịch vụ an toàn, chăm sóc sức khỏe của xí nghiệp liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro (23.02.2022)
- Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động làm việc với Trung tâm huấn luyện An toàn Vietsovpetro (23.02.2022)
- An toàn vệ sinh lao động (25.01.2022)
- NÂNG CAO NHẬN THỨC PHÒNG NGỪA COVID-19 CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG (06.01.2022)